Quy trình sử dụng máy uốn sắt hiệu quả

Máy uốn sắt là loại máy xây dựng ra đời giúp việc uốn, nắn, tạo hình các thanh sắt trở nên đơn giản, chính xác và đạt hiệu suất cao hơn. Nó cũng giúp các nhà thầu xây dựng tiết kiệm hơn về nhân lực, thời gian và chi phí thi công công trình. Với những tính năng ưu việt trong việc xử lý sắt thép xây dựng, máy uốn sắt được sử dụng ngày một phổ biến hơn. Tuy nhiên, việc chưa am hiểu về công dụng và sử dụng sai quy trình khiến cho máy uốn sắt có thể trở thành 1 thiết bị nguy hiểm. Vậy sử dụng máy uốn sắt làm sao cho đúng? Cùng máy xây dựng Hoàng Phúc tìm hiểu qua bài viết sau đây bạn nhé!

1. Công dụng của máy uốn sắt là gì?
Máy uốn sắt là thiết bị dùng để uốn sắt thép theo một đường thẳng hoặc xoay di chuyển. Các loại máy uốn sắt thép hay máy bẻ sắt thép có tính linh hoạt cao và thời gian cài đặt tương đối dễ dàng, giúp người dùng dễ dàng sử dụng, tạo ra khối lượng thành phẩm lớn với độ chính xác cao mang lại hiểu quả kinh tế, tiết kiệm chi phí

Cấu tạo máy uốn thép: gồm một máy tính cơ bản, khi sử dụng người dùng chỉ việc điều chỉnh các thông số phù hợp với nhu cầu sử dụng. Đồng thời máy tính cơ bản còn giúp thao tác các khúc cong của vật liệu dễ dàng.

Khi chúng ta cần phân loại thành phẩm theo các loại uốn cong đã được máy uốn sắt tạo ra. Lúc đó người sử dụng có thể điều chỉnh góc uốn bằng cách tham chiếu, cũng như đo lường kích thước hoặc đo góc.

Các chương trình phần mềm được cài đặt trong máy uốn sắt sẽ tự động tính toán chiều dài phẳng của từng phần là cong và xác định vị trí chính xác của điểm cần uốn vật liệu. Các lệnh cần sử dụng được hiển thị trên màn hình vì vậy, người thực hiện vận hành chỉ cần nhập các thông số thích hợp để máy hoạt động và thực hiện yêu cầu của bạn.

2. Quy trình sử dụng máy uốn sắt hiệu quả

Bước 1: Giai đoạn chuẩn bị
Trước tiên hãy di chuyển máy đến nơi làm việc, chuẩn bị các loại vật liệu sắt thép cần uốn, chuẩn bị đường dây điện, thiết bị đầu nối đóng cắt máy.
Chọn vị trí đặt nơi bằng phẳng, khô ráo để tránh gặp các sự cố cũng như mất an toàn về điện.

Bước 2: Đổ dầu vào máy
Kiểm tra mức dầu trong máy, đổ loại dầu chuyên dụng cho máy sao cho dầu không bị tràn gây bẩn và lãng phí. Tiếp đó, bôi mỡ vào bánh răng của máy.

Bước 3: Kết nối điện cho máy
Để đảm bảo an toàn cho người sử dụng khi đấu điện cần kiểm tra xem máy có bị hở điện, truyền điện ra không. ( Sử dụng bút thử điện để thử), sau đó mới cấp điện cho máy để máy hoạt động.

Bước 4: Chạy thử máy
Sau khi đấu điện xong bạn nên kiểm tra xem máy đã hoạt động ổn định hay chưa, chiều quay của động cơ đã đúng chiều chưa, nếu ngược chiều thì bạn chỉ cần đảo 2 trong 3 đầu dây của nguồn điện vào để chiều quay của động cơ đúng chiều.

Bước 5: Uốn thử sắt thép
Hãy đặt lô uốn vào mâm uốn và giữ cố định sau đó đưa những thanh thép cần uốn vào vị trí uốn để uốn thử rồi nhấn nút uốn, sau khi uốn xong bạn ấn nút đảo chiều để nhấc thanh sắt ra và kiểm tra xem đúng kỹ thuật hay chưa.

Bước 6: Vận hành máy
Sau khi chạy thử nếu thấy máy uốn đúng kĩ thuật thì ta bắt đầu quá trình uốn sắt thép.

3. Sử dụng máy uốn sắt thép như thế nào để đạt hiệu quả và an toàn?
Để đạt được hiệu quả cao và an toàn tuyệt đối khi sử dụng máy uốn sắt trong thi công các công trình xây dựng, cần tuyệt đối tuân thủ các điều dưới đây:

Làm đúng theo hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất. Mỗi dòng máy uốn sắt sẽ thích hợp với một yêu cầu công việc cụ thể cùng hướng dẫn và cách sử dụng riêng biệt. Chỉ khi dùng đúng công việc mới cho kết quả cao nhất và đảm bảo an toàn lao động cho công nhân đứng máy.

Máy có chế độ tự động nên chỉ cần cài đặt các thông số kỹ thuật theo hướng dẫn sử dụng để sản phẩm đạt chất lượng và hiệu suất cao. Không được tác động thêm vào máy như ấn hay đè các nút điều khiển khi máy đang vận hành gây nguy hiểm cho người lao động và có thể làm hỏng máy.

Mang đầy đủ các trang thiết bị bảo hộ lao động theo quy định khi làm việc. Hiện nay các nhà thầu, quản lý và chủ đầu tư xây dựng đều yêu cầu công nhân lao động phải mang đủ mũ, găng tay, quần áo và giầy bảo hộ mới được phép làm việc trên công trường. Đặc biệt với công nhân sử dụng máy uốn sắt, găng tay sẽ giúp việc vận chuyển vật liệu, thao tác lấy và đặt thanh sắt thép trên máy uốn dễ dàng, an toàn hơn.

Kiểm tra kỹ đường dây điện và các thiết bị để đấu, nối đường điện. Đường điện phải ổn định để máy hoạt động tốt, không bị hở hay lỏng dây, đầu nối để đảm bảo không gây chập điện, cháy nổ, nguy hiểm tới người lao động và cả công trình đang thi công.

4. Các loại máy uốn sắt tốt được nhiều người ưa chuộng
Ngoài việc nắm được quy trình và cách sử dụng máy uốn sắt thì việc chọn lựa được loại máy tốt, vận hành ổn định chiếm tới 70% – 80% năng suất công việc. Hoàng Phúc xin giới thiệu đến 1 số model máy uốn sắt được nhiều người quan tâm như:

– Máy uốn sắt thủy lực Việt Nam phi 25
– Máy uốn sắt vòng GWH – 32E
– Máy uốn đai sắt, thép GF20 – GF25 – GF32
– Máy bẻ đai tự động dạng đứng
– Máy uốn đai sắt tự động phi 6 – 10 gân
– Máy uốn ống sắt BA 4 chính hãng

Ngoài việc tìm hiểu kỹ về dòng máy uốn sắt mình đang dùng, quy trình vận hành máy đồng thời tuân thủ theo các hướng dẫn sử dụng và các nguyên tắc bảo đảm an toàn lao động khi chạy máy, bạn nên thường xuyên bảo dưỡng, tra dầu mỡ, vệ sinh máy và lưỡi cắt để máy luôn hoạt động dễ dàng và cho hiệu quả cao.